dao-tao-ngan-han ,
Chứng chỉ quản lý trường Mầm non
Khai giảng lớp Nghiệp vụ Cấp Dưỡng, Bảo Mẫu, Quản lý trường Mầm non. Xem tại đây: http://www.kenhtuyensinhhcm.edu.vn/2017/03/chung-chi-bao-mau-cap-duong-quan-ly-truong-mam-non.html
chứng chỉ quản lý trường mầm non |
Mười điều cho giáo viên và cán bộ quản lý mầm non
10 bước để khởi đầu sự nghiệp Giáo dục Mầm non Dành cho: giáo viên và những nhà lãnh đạo trường mầm non.
Học từ những người khác.
Lắng nghe từ nhiều cố vấn giàu kinh nghiệm. Quan sát họ xử lý các tình huống rắc rối. Xem làm thế nào họ giảm nhẹ những tình huống căng thẳng.
Mong đợi những điều tuyệt vời sẽ tới.
Hãy vui mừng với công việc của mình mỗi ngày. Người giáo viên đầu tiên của trẻ thường là người mà bé sẽ nhớ lâu nhất, rõ nhất. Bạn có thể là người đặc biệt đó trong cuộc đời của những đứa trẻ bạn dạy.
Học cách linh hoạt.
Mặc dù những đứa trẻ nhỏ cần một lịch biểu nhất quán, cho phép sự dạy dỗ linh hoạt, bất ngờ. Điều gì sẽ xảy ra nếu mưa bắt đầu rơi? Hoặc một chiếc xe ủi đang làm việc gần? Hoặc một máy bay trực thăng bay qua trên đầu? Hãy chắc chắn những điều này cũng có thể là khoảnh khắc đáng nhớ để dạy cho bé.
Để những vấn đề cá nhân của bạn ở nhà.
Bắt đầu mỗi ngày bằng những lời chào ấm áp, thân thiện cho mỗi bé tới lớp, tới trường mình. Để những vấn đề cá nhân của bạn lại sau. Một nụ cười sẽ giúp phụ huynh an tâm rằng bạn sẽ chăm sóc con của họ từ lúc bé tới lớp, cho lúc bố mẹ bé quay lại đón bé.
Duy trì môi trường sạch sẽ và sáng sủa.
Liệu trường bạn có phải là nơi lý tưởng mà nếu có con trong tuổi mầm non, bạn sẽ cho con tới học? Hãy nhìn xung quanh lớp mình, lên một danh sách những vấn đề có nguy cơ tiềm tàng. Sự phòng chống, lo xa có thể ngừa những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tôn trọng sự khác biệt cá nhân của mỗi trẻ.
Nhận ra rằng mỗi trẻ có một phương thức học khác nhau. Vài đứa trẻ học tốt nhất theo những nhận thức thị giác, ví dụ như xem những dẫn chứng. Số khác lại học qua chế độ thính giác, như nghe những sự hướng dẫn, giới thiệu. Trong khi số khác học tốt nhất theo kiểu vận động tương tác, bao gồm sử dụng tay để cảm nhận, sờ nắn, và khám phá. Những nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên hãy dậy theo chế độ mà trẻ có thể thu lại nhiều hiệu quả nhất. Đánh giá mỗi trẻ và tìm hiểu xem cách học của trẻ là chế độ nào.
Phát triển mối quan hệ gắn bó
David P. Weikart, Chủ tịch và sáng lập viên của Quỹ tài trợ High/Scope Educational Research Foundation đưa ra khuyến cáo tạo lập sự ràng buộc với các trẻ trong trường bạn. Vài đứa trẻ có thể là trẻ từ gia đình vô gia cư hay có vấn đề về thể chất. Chúng có thể biểu lộ những hành vi gây sự, những dấu hiệu rụt rè, hay hành vi gây rối. Nhận ra mối quan hệ đó có cấu trúc rõ ràng: những thói quen cố định hàng ngày, sự chia sẻ giữa giáo viên và trẻ... là quyết định then chốt để những đứa trẻ lo lắng nhất có thể trở nên an tâm, kết bạn, tự chủ với sự học tập của mình.
Không bao giờ ngừng học hỏi.
Luôn giữ suy nghĩ này trong đầu. Hãy đọc những bản báo cáo cập nhật về chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ. Thăm những trường khác để khám phá ra kỹ thuật bạn có thể sử dụng khi chăm sóc - dạy dỗ trẻ. Kiểm tra danh sách các lớp học dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo trong khu vực bạn. Xác định xem nếu tham gia khóa học đó, bạn chỉ nhằm thư giãn sau giờ làm, hay để có những bằng cấp chuyên nghiệp.
Tham gia những buổi họp, thảo luận chuyên ngành.
Điều này đặc biệt hữu ích với các hiệu trưởng, hiệu phó hay giám đốc trường. Hãy là một thành viên năng động của các tổ chức hiệp hội chuyên ngành giáo dục mầm non, điều này đem tới cho bạn một mạng lưới những cá nhân cùng mục đích, sự quan tâm. Làm việc đơn độc, bạn không thể tạo ra bất cứ sự thay đổi nào. Nhưng tập thể, tiếng nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Bạn sẽ trở nên gần gũi, quen thuộc với các loại luật mà ảnh hưởng tới trường bạn, chất lượng, chương trình phát triển phù hợp, những gợi ý cho thuê hay cho thôi việc nhân viên, mức lương trả, phúc lợi, cách lưu giữ tài liệu, thêm vào đó là vô số những vấn đề quan trọng tới sự thành công của trường bạn, chương trình.
Tạo lập môt mối quan hệ tin tưởng với những người xung quanh.
Chọn một chương trình, một ngôi trường mầm non tốt quả là điều vô cùng quan trọng với phụ huynh. Trong địa phương, cộng đồng xung quanh trường, mọi người đang nói gì về chương trình lớp bạn và trường bạn? Đội ngũ giáo viên, nhân viên có niềm nở chào mừng cha mẹ trẻ? Trẻ có hào hứng tới trường mỗi sáng? Phụ huynh có cảm giác thấy con mình đang trong một môi trường an toàn không? Hãy nghĩ về những câu hỏi này và lên danh sách các phương pháp bạn có thể cải thiện.
Lắng nghe từ nhiều cố vấn giàu kinh nghiệm. Quan sát họ xử lý các tình huống rắc rối. Xem làm thế nào họ giảm nhẹ những tình huống căng thẳng.
Mong đợi những điều tuyệt vời sẽ tới.
Hãy vui mừng với công việc của mình mỗi ngày. Người giáo viên đầu tiên của trẻ thường là người mà bé sẽ nhớ lâu nhất, rõ nhất. Bạn có thể là người đặc biệt đó trong cuộc đời của những đứa trẻ bạn dạy.
Học cách linh hoạt.
Mặc dù những đứa trẻ nhỏ cần một lịch biểu nhất quán, cho phép sự dạy dỗ linh hoạt, bất ngờ. Điều gì sẽ xảy ra nếu mưa bắt đầu rơi? Hoặc một chiếc xe ủi đang làm việc gần? Hoặc một máy bay trực thăng bay qua trên đầu? Hãy chắc chắn những điều này cũng có thể là khoảnh khắc đáng nhớ để dạy cho bé.
Để những vấn đề cá nhân của bạn ở nhà.
Bắt đầu mỗi ngày bằng những lời chào ấm áp, thân thiện cho mỗi bé tới lớp, tới trường mình. Để những vấn đề cá nhân của bạn lại sau. Một nụ cười sẽ giúp phụ huynh an tâm rằng bạn sẽ chăm sóc con của họ từ lúc bé tới lớp, cho lúc bố mẹ bé quay lại đón bé.
Duy trì môi trường sạch sẽ và sáng sủa.
Liệu trường bạn có phải là nơi lý tưởng mà nếu có con trong tuổi mầm non, bạn sẽ cho con tới học? Hãy nhìn xung quanh lớp mình, lên một danh sách những vấn đề có nguy cơ tiềm tàng. Sự phòng chống, lo xa có thể ngừa những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tôn trọng sự khác biệt cá nhân của mỗi trẻ.
Nhận ra rằng mỗi trẻ có một phương thức học khác nhau. Vài đứa trẻ học tốt nhất theo những nhận thức thị giác, ví dụ như xem những dẫn chứng. Số khác lại học qua chế độ thính giác, như nghe những sự hướng dẫn, giới thiệu. Trong khi số khác học tốt nhất theo kiểu vận động tương tác, bao gồm sử dụng tay để cảm nhận, sờ nắn, và khám phá. Những nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên hãy dậy theo chế độ mà trẻ có thể thu lại nhiều hiệu quả nhất. Đánh giá mỗi trẻ và tìm hiểu xem cách học của trẻ là chế độ nào.
Phát triển mối quan hệ gắn bó
David P. Weikart, Chủ tịch và sáng lập viên của Quỹ tài trợ High/Scope Educational Research Foundation đưa ra khuyến cáo tạo lập sự ràng buộc với các trẻ trong trường bạn. Vài đứa trẻ có thể là trẻ từ gia đình vô gia cư hay có vấn đề về thể chất. Chúng có thể biểu lộ những hành vi gây sự, những dấu hiệu rụt rè, hay hành vi gây rối. Nhận ra mối quan hệ đó có cấu trúc rõ ràng: những thói quen cố định hàng ngày, sự chia sẻ giữa giáo viên và trẻ... là quyết định then chốt để những đứa trẻ lo lắng nhất có thể trở nên an tâm, kết bạn, tự chủ với sự học tập của mình.
Không bao giờ ngừng học hỏi.
Luôn giữ suy nghĩ này trong đầu. Hãy đọc những bản báo cáo cập nhật về chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ. Thăm những trường khác để khám phá ra kỹ thuật bạn có thể sử dụng khi chăm sóc - dạy dỗ trẻ. Kiểm tra danh sách các lớp học dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo trong khu vực bạn. Xác định xem nếu tham gia khóa học đó, bạn chỉ nhằm thư giãn sau giờ làm, hay để có những bằng cấp chuyên nghiệp.
Tham gia những buổi họp, thảo luận chuyên ngành.
Điều này đặc biệt hữu ích với các hiệu trưởng, hiệu phó hay giám đốc trường. Hãy là một thành viên năng động của các tổ chức hiệp hội chuyên ngành giáo dục mầm non, điều này đem tới cho bạn một mạng lưới những cá nhân cùng mục đích, sự quan tâm. Làm việc đơn độc, bạn không thể tạo ra bất cứ sự thay đổi nào. Nhưng tập thể, tiếng nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Bạn sẽ trở nên gần gũi, quen thuộc với các loại luật mà ảnh hưởng tới trường bạn, chất lượng, chương trình phát triển phù hợp, những gợi ý cho thuê hay cho thôi việc nhân viên, mức lương trả, phúc lợi, cách lưu giữ tài liệu, thêm vào đó là vô số những vấn đề quan trọng tới sự thành công của trường bạn, chương trình.
Tạo lập môt mối quan hệ tin tưởng với những người xung quanh.
Chọn một chương trình, một ngôi trường mầm non tốt quả là điều vô cùng quan trọng với phụ huynh. Trong địa phương, cộng đồng xung quanh trường, mọi người đang nói gì về chương trình lớp bạn và trường bạn? Đội ngũ giáo viên, nhân viên có niềm nở chào mừng cha mẹ trẻ? Trẻ có hào hứng tới trường mỗi sáng? Phụ huynh có cảm giác thấy con mình đang trong một môi trường an toàn không? Hãy nghĩ về những câu hỏi này và lên danh sách các phương pháp bạn có thể cải thiện.