banner 1
banner 2
banner 3
banner 4

Chứng chỉ Bảo mẫu

Khai giảng lớp Nghiệp vụ Cấp Dưỡng, Bảo Mẫu, Quản lý trường Mầm non. Xem tại đây: http://www.kenhtuyensinhhcm.edu.vn/2017/03/chung-chi-bao-mau-cap-duong-quan-ly-truong-mam-non.html

chứng chỉ bảo mẫu


Nghề Bảo mẫu

Bảo mẫu là một nghề nghiệp trong xã hội, theo đó những cá nhân (thường là nữ và tuổi còn khá trẻ) sẽ đứng ra chăm sóc những trẻ em tại các trường mầm non hay mẫu giáo để được trả lương hay thù lao theo thoả thuận. Bảo mẫu có thể là những người vú em còn trẻ được thuê chăm sóc cho các con em tại gia đình của họ. Do bố mẹ của các em không có thời gian để chăm sóc tốt cho các em nên đã giao việc này cho bảo mẫu. Nghề bảo mẫu rất vất vả, phải chăm lo từng ly từng tý cho các em nhỏ, mặt khác lương và phụ cấp của nghề này tương đối thấp so với mặt bằng chung. Bảo mẫu là khái niệm rộng hơn các khái niệm như vú em, bồng em (trông em, chự em) vì bảo mẫu là một nghề nghiệp trong khi các khái niệm trên chỉ một công việc.

Công việc chính của người làm nghề bảo mẫu:
Một ngày của một bảo mẫu thường bắt đầu từ 6h30 sáng đến 17h30. Có mặt tại trường trước khi học sinh đến lớp để quét dọn, lau chùi bàn ghế. Khi học sinh vào lớp, bảo mẫu tiếp tục lo giặt giũ khăn mặt, mền gối, chuẩn bị bàn ăn cho các em. Giờ ăn trưa là thời gian bận rộn nhất trong ngày vì với sĩ số 40 học sinh cùng ăn một lúc là điều khá vất vả. Ăn xong, các bảo mẫu tiếp tục giúp học sinh đánh răng, rửa mặt, chuẩn bị chỗ ngủ trưa. Khi học sinh yên giấc, bảo mẫu mới được ăn trưa và nghỉ ngơi.
Hết giờ ngủ trưa, bảo mẫu giúp các em dọn dẹp chỗ ngủ, rửa mặt. Tiếp tục chuẩn bị giờ ăn xế rồi giúp các em chải đầu, chỉnh trang quần áo chuẩn bị ra về. Khi sân trường không còn bóng dáng học sinh, các bảo mẫu lại tiếp tục quét dọn lớp học.

Một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết của người làm bảo mẫu:
- Yêu trẻ con
- Sự nhạy bén trong cách sắp xếp mọi việc cho khoa học
- Tính kiên trì, nhẫn nại
- Khả năng giao tiếp, tình cảm và sự nhiệt thành với trẻ